TRẺ THIẾU TẬP TRUNG KHI HỌC BÀI, BỐ MẸ CẦN LÀM GÌ?

1. Những biểu hiện của trẻ thiếu tập trung

Kém tập trung thông thường

Ở dạng này, những đứa trẻ kém tập trung thường có biểu hiện như:

  • Trẻ hay tò mò nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì rất nhanh chán, dễ bỏ ngang nên khó có thể ở yên 1 chỗ để làm bất cứ một việc gì cho đến lúc hoàn thành.
  • Với các việc liên quan đến học tập hay các việc hàng ngày hay cảm thấy uể oải, mơ màng, lơ là hay mệt mỏi.
  • Học trước quên sau, việc ghi nhớ và tiếp thu kiến thức gặp khó khăn.
  • Do độ tập trung không cao nên nét chữ của trẻ thường xấu hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
  • Một điểm dễ thấy nhất ở các bé bị bệnh mất tập trung đó là hay quên. Các bé sẽ quên mất rằng mình sẽ phải học gì, làm gì mặc dù trước đó bé có thể vừa được nhận công việc từ thầy cô, cha mẹ. Vì thực tế, trước đó bé không tập trung nghe lời.

Kém tập trung bệnh lý

Trong y học, kém tập trung bệnh lý được chia làm 2 loại:

AHDH (Attention Deficit Hyperacitivy Disorder):đây được gọi là hội chứng tăng động – giảm chú ý. Theo các nghiên cứu, cứ 100 trẻ thì sẽ có khoảng 3-5 trẻ mắc hội chứng này và tỉ lệ bé nam mắc gấp 3 – 4 lần so với bé gái. Biểu hiện của tình trạng này cụ thể như: Bé thiếu kiên nhẫn, bốc đồng và hiếu động thái quá. Đặc biệt, trẻ thường xuyên bị phân tâm, không tập trung hoàn thành công việc dẫn đến kết quả công việc không cao.

ADD (Attention Deficit Disoder): cũng là chứng rối loạn giảm chú ý nhưng nhẹ hơn AHDH bởi không có biểu hiện tăng động. Thay vào đó, trẻ không chú ý lắng nghe khi nói trực tiếp, dễ phân tâm, tránh xa, không thích hoặc không muốn tham gia vào các hoạt động đòi hỏi phải duy trì sự nỗ lực tập trung trong một khoảng thời gian dài,…

Những biểu hiện của trẻ thiếu tập trung
Những biểu hiện của trẻ thiếu tập trung

2. Nguyên nhân khiến trẻ thiếu tập trung khi học bài

Với trẻ kém tập trung thông thường, các nguyên nhân có thể do:

  • Ngủ không đủ giấc: Trẻ em cần ngủ đủ giấc để phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần. Nếu trẻ có thói quen ngủ muộn, hãy cố gắng giúp trẻ ngủ sớm, đảm bảo đủ 8 – 10 tiếng/ngày.
  • Môi trường xung quanh có quá nhiều thứ hấp dẫn khiến trẻ bị phân tâm. Đặc biệt là các thiết bị điện tử như điện thoại di động, Ipad, tivi,… Ánh sáng xanh của các thiết bị này có thể phá vỡ nhịp sinh học, cản trở giấc ngủ. Đồng thời, tia bức xạ từ thiết bị này làm giảm khả năng phát triển não bộ, hình thành thói quen tiếp nhận thông tin một cách thụ động.
  • Không gian hoạt động gây xao nhãng bởi tiếng ồn (xe cộ, phương tiện, tiếng nói chuyện,..), ánh sáng cường độ quá cao hay quá thấp.

Với trẻ kém tập trung bệnh lý, nguyên nhân có thể do:

  • Di truyền: Bệnh lý này có thể xuất hiện khi mẹ đang trong giai đoạn mang thai hoặc khiếm khuyết não bộ trước khi sinh dẫn đến khả năng mất tập trung của trẻ.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Khi trẻ bị chê bai quá nhiều hay bị rối loạn tâm lý trong một thời gian dài trẻ sẽ phát sinh những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng, mặc cảm, lo sợ và càng ngày càng không tìm được hứng thú, động lực gây ra việc việc dễ chán nản.
  • Thể trạng yếu: Dinh dưỡng không cân bằng đặc biệt là thiếu hụt sắt là nguyên nhân khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn và gặp khó khăn trong việc tập trung.
  • Nguyên nhân khiến trẻ thiếu tập trung khi học bài
    Nguyên nhân khiến trẻ thiếu tập trung khi học bài

    Vấn đề từ gia đình: Những căng thẳng từ gia đình có thể khiến trẻ chìm vào những suy nghĩ của riêng bản thân mình. Cha mẹ nên hạn chế tối đa những tranh cãi trước mặt con trẻ. Bên cạnh đó, những căng thẳng vì bất kỳ lý do nào đó cũng khiến trẻ thiếu tập trung vào nhiều việc, cụ thể ở đây là việc học.  

3. Làm gì để cải thiện tình trạng thiếu tập trung ở trẻ

Để cải thiện tình trạng trẻ thiếu tập trung, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Nếu trẻ thiếu tập trung do nguyên nhân ngủ không đủ giấc, cha mẹ nên tập cho trẻ đi ngủ đúng giờ, hạn chế tối đa cho trẻ thức khuya.

Tạo một môi trường yên tĩnh

Ba mẹ nên bố trí cho con một không gian riêng, phù hợp với độ tuổi. Đặc biệt cần lưu ý đến sở thích của trẻ cũng như sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, tránh để quá nhiều đồ đạc hay đồ chơi yêu thích dễ khiến trẻ xao động. Điều này giúp trẻ hạn chế việc trẻ bị phân tâm bởi các chi tiết nhỏ và khiến trẻ thoải mái hơn khi học tập.

Cho con chơi các trò chơi rèn luyện tính tập trung

Trò chơi luôn là hoạt động thu hút sự chú ý và hứng thú của trẻ một cách dễ dàng. Do đó, để rèn luyện tính tập trung hãy lồng ghép những trò chơi trí tuệ kích thích sự tập trung và kiên nhẫn của trẻ như: Xếp hình, Đồ chơi lắp rắp,… có độ khó phù hợp với độ tuổi, năng lực, sở thích để trẻ tò mò khám phá và hào hứng tham gia nhé.

Tạo cho trẻ một chế độ dinh dưỡng phù hợp

Về vấn đề dinh dưỡng, một chế độ ăn cân bằng các nhóm chất là điều cần thiết cho trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào. Cha mẹ hãy xây dựng một thực đơn ăn uống phù hợp với trẻ, chú ý tập trung vào những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như cá hồi; bánh mì nguyên cám; thịt gà; thịt heo; rau củ quả và đặc biệt là những loại thực phẩm tốt cho trí não như óc chó, bơ, chocolate,…

Làm gì để cải thiện tình trạng thiếu tập trung ở trẻ
Làm gì để cải thiện tình trạng thiếu tập trung ở trẻ

Golden Gen – Giải pháp tuyệt vời cho trẻ thiếu tập trung

Ngoài việc thay đổi thói quen sinh hoạt, rèn luyện khả năng tập trung chú ý của trẻ mỗi ngày, cha mẹ nên bổ sung thêm những dòng sản phẩm hỗ trợ  như siro Golden Gen, nhằm giúp trẻ nhanh chóng cải thiện hơn.

Golden Gen có tác dụng tuyệt vời trong việc tăng cường trí tuệ, giảm căng thẳng thần kinh và giúp tăng cường thị lực cho trẻ em. Lợi ích của Golden Gen sẽ phát huy tối nhất đối với các bé chậm phát triển về trí tuệ, khả năng nhận thức, chậm giao tiếp xã hội. Bên cạnh đó còn dành cho các bé mắc chứng tự kỷ và các chứng bệnh rối loạn hành vi khác.

 

Cha mẹ có thể quan tâm:

Các lợi ích của Golden Gen mang lại cho trẻ

Tăng động giảm chú ý ở trẻ, bố mẹ cần làm gì

Qua những chia sẻ trên đây, hi vọng ba mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng của con cũng như các cách dạy trẻ hiệu quả. Hãy quan sát, tìm hiểu và áp dụng một cách phù hợp nhất cho con yêu nhà mình nhé. Chúc ba mẹ thành công!

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *